TRANG SINH HOẠT
chuyên phóng sự về các sinh hoạt Cộng Đồng của người Việt Quốc Gia ở Hải Ngoại nói chung và tại Nam Úc nói riêng



Thư Gởi Cho Thầy Cũ


Tác giả: Nguyễn Thế Truyền
Thể loại: sinh hoạt  cộng đồng

  Kính Gởi: Thầy Vũ Khắc Tỉnh
      Em là Nguyễn Thế Truyền, học trò cũ của thầy trước ngày 30/4/1975. Tình cờ vào đọc trang mạng : Diễn Đàn Nông Gia Việt Nam / Nam Úc, bài viết có tựa đề: “Từ Thiện, Một Từ Ngữ Bị Lợi Dụng”, và em mới biết thầy đang sống ở thành phố Adeliade tiểu bang Nam Úc, một đất nước có tự do và dân chủ, mà hầu như mọi người Việt Nam ở quê nhà như em, đều mơ ước được làm công dân của xứ Chuột Túi. Đầu thư, em kính chúc thầy và cô được nhiều sức khỏe và gia đình thầy vạn sự an bình. Riêng em, giống như đại đa số người dân ở quê nhà, đang quằn quại khổ đau, sống trong xã hội của đất nước mà quyền làm người đã bị giới hạn bởi chủ nnghĩa “Cộng Sản” lạc hậu và phi nhân!!!!!!
    Thưa thầy!
    Cổ nhân đã nói: “ Nhất tự vi sư bán tự vi sư”. Theo Việt ngữ có nghĩa là: “Một chữ là thầy mà nữa chữ cũng là thầy.!”. Ở điểm nầy, nên bây giờ em vẫn tôn trọng thầy là người dạy em những sự hiểu biết và cư xử trong đời sống con người. Sự hiểu biết bắt nguồn từ căn bản của chữ Nhân và chữ Tâm!  Thầy ngày xưa đã dạy em chữ Nhân và chữ Tâm có những yếu tố căn bản để hình thành một con người có giá trị trong xã hội.
1./ Chữ Nhân được cô đọng lại thành hai yếu tố: Nhân Bất Học Bất Tri Lý và Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện.
* Nhân Bất Học Bất Tri Lý: Con người khi sanh ra đời và lớn lên trong xã hội mà không học thì chẳng hiểu biết gì về đạo làm người và không phân biệt được đâu là “Phải và Trái”, đâu là “Tà và Chánh”...
* Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện: Con người mới chào đời đều có lòng từ thiện giống nhau. Sau nầy lớn lên, con người đã bị ảnh hưởng của sự sống mà trở thành gian ác, láo khoét và lừa dối nhau để đạt mục tiêu”Sống còn”!!!
2./ Chữ Tâm thì theo hai diện Thể lý và Tinh Thần:
* Phương diện vật chất thể lý: Tâm có ý nghĩa như sau:
- Tâm là trái tim như: tâm mạch, tâm đồ...
- Tâm là điểm của mọi sự vật như: trọng tâm, tâm điểm...
* Phương diện tinh thần: Tâm được hiểu như là một thực tại thâm nhập ẩn sâu trong mỗi con người; là kho tàng chứa đựng các xu hướng, các tri thức, các ký ức của con người; là nguồn mạch, là động lực của mọi hoạt dộng ý thức; tình cảm biểu hiện ra bằng các hành vi.
Ở đây, chữ Tâm thường đi vào các từ như sau: tâm hồn, tâm linh, tâm lực, tâm trí, tâm cảm, tâm ý, tâm đức, tâm nhân nghĩa, tâm bất nhân, đạo tâm, nhơn tâm...vv...
Vì con người vừa là một thực tại vật chất; vừa là một thực tại tinh thần tâm ý thức. Do đó, muốn cho đời sống tinh thần con người được phát triển, được an vui hạnh phúc; cần phải biết làm sao cho cả hai mặt đều được phát triển trong mối quan hệ cân đối và nhất quán.
     Trong phạm vi Y Học truyền thống, cũng như trong sinh hoạt Tôn Giáo Á Đông; đặc biệt như Phật, Lão, Khổng, Da Tô đều nói tới mối quan hệ tương hỗ giữa vật chất và tinh thần của chữ TÂM rất nhiều:
* Phật thì dạy phải MINH TÂM KIẾN TÁNH
* Lão Tử bảo phải LUYỆN TÁNH TU TÂM
* Khổng thì khuyên DƯỠNG TÁNH TỒN TÂM
* Chúa gọi hãy thờ Chúa bằng Tâm Thần và Lẽ Thật.
     Trong cuộc sống có những phức tạp, đôi khi Tâm không làm Chủ được; cho nên có những hành vi không chính, làm cho lương tâm áy náy, dày vò. Tâm làm xao dộng ảnh hưởng đến trí và thể. Vì thế, khi Tâm lực tốt, có thể hướng trí và thể đi đên hoàn thiện. Nếu Tâm không ổn định, thì mọi điều có thể xảy ra thật đáng tiếc - Chữ Tâm trong mỗi con người rất đa dạng và mênh mông.
     Tâm có rất nhiều ý nghĩa: Thiện, ác đều do Tâm. Cho nên có những người:
* Có cái Tâm thiết tha yêu thương nòi giống, yêu thương Tổ Quốc mà kết hợp tinh anh của dân tộc thành khối, để xây dựng giang san cho giống nòi Hồng, Lạc.
* Cũng có cái Tâm nặng quằn vì Đạo nghĩa, đem hết sự nghiệp thân thế đời mình phụng sự cho lý tưởng giống giòng,
* Cũng có cái Tâm cũng thương mến, cũng xây dựng nhưng không phải vì dân tộc, vì nòi giống, mà vì màu sắc địa phương; vì Tôn giáo mình; vì kỳ thọ chũng tộc; vì màu da mà làm đau khổ tan tóc cho xã hội, nhơn quần.
* Cũng có cái Tâm biết thương yêu chăm sóc, lo lắng, bảo vệ nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp. Đó là cho đời tư, gia thê tôn tử mình, của giòng họ mình. Đó là vị kỹ vong tha.
* Cũng có cái Tâm, nhưng vô định không chủ hướng, không mục đích; không biết hướng đời mình đi về đâu. Họ cũng biết yêu thương, biết mến đời họ; nhưng họ thương cho dục vọng, cá tính. Thương vì sở thích tức thời - Tâm nầy là Tâm nô lệ, tâm dục vọng, tâm ích kỹ.
* Cái Tâm biến hóa vô cùng, nó là con ngựa chứng mà cũng là con ngựa hay. Nếu người chủ ngựa biết sử dụng thì trở nên tốt đẹp.
* Tình thương yêu cũng xuất phát từ cái Tâm; nhưng nếu sự thương yêu ấy nhỏ hẹp như là chỉ biết thương thân mình, thương gia thê tôn tử mình; đó là cái từ Tâm của chúng sinh. Nếu không có cái Tâm từ bi của Đạo thì dễ sinh ra chia rẻ. Cạnh tranh ở chòm xóm đễ gây bất hòa ở quốc gia; dễ gây chiến tranh tan tóc đau thương. Từ đó là mầm móng cho sự diệt vong vậy.
* Vì một cái Tâm nhỏ hẹp, thiếu vị tha, lại vừa ích kỹ, kém đạo đức; cái dục vọng của tà tâm thừa dịp đó xen vào. Làm mất hẵn cái lương tâm, xa vời Thượng Đế; thì lúc nầy cái hậu quả của nó thật xấu xa, không sao lường được. Hễ cái tà tâm mà thắng được cái lương tâm thì sanh ra ham muốn đủ điều. Khi muốn mà không được thì, thất vọng. Hễ thất vọng thì không kìm hãm được Tâm; nên làm càng theo Ý Riêng, không kể tốt, xấu. Muốn không dục vọng thì phải kềm tâm, thúc tánh; không cho tà mỵ xen vào thì Tâm mới bình được. Tâm định, tánh bình tức là ta hưởng được cảnh thần tiên tại thế trong lúc đó vậy...
     Thưa thầy!
      Trong bài viết của thầy trả lời ông chủ nhiệm DĐNGVNSA, có đoạn viết về thành tích 13 năm làm từ thiện của thầy cho nước CHXHCNVN... Với ngần ấy thời lượng dài hơn một thập niên, tất yếu đã chứng tỏ thầy không phải là hạng người của câu nói “Nhân bất học bất tri lý”. Bởi vì dù sao thầy là người dạy em, cũng đã qua thời gian học sư phạm, thì ít nhiều cũng đã hiểu biết và nhận định được đâu là chân lý làm người! Cho nên 13 năm thành tích Từ Thiện của thầy, chữ Nhân và chữ Tâm đã trở thành mâu thuẩn và bị lôi cuốn vào vòng xoáy tranh chấp của Thiện và Ác!
** Mười ba năm đó, đã rỏ ràng, thầy là nhân tố góp phần vào sự duy trì chế độ độc tài Đảng trị của CSVN, bằng hình thức góp tiền dưới ngụy từ “Từ Thiện” gởi về VN nuôi sống chế độ!!!!
     Thầy ơi! Thầy có biết không! Từ thiện của thầy đã vô tình nuôi sống chế độ CSVN và gây nên biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam bị bán ra ngoại quốc, làm dâu trăm bề khổ đau nơi xứ Hàn xứ Đài!
** Mười ba năm đó, những người yêu nước như Phương Uyên, Nhân, Hằng, Hạnh Tiến, Nghiên, Tần,Vy... đã phải vào vòng lao lý vì họ đòi tự do dân chủ cho VN...
** Mười ba năm đó thầy góp phần nuôi sống chế độ nên bọn lãnh đạo còn cơ hội để bán nước cho Tàu cộng!
       Thưa thầy! Một điểm chánh mà em cần nêu lên với thầy là 13 năm đó, bọn lãnh đạo CSVN ỷ lại số tiền từ thiện ở ngoại quốc gởi về, giống như của thầy mượn hoa kính Phật, nên bọn họ đã rút ruột ngân khố quốc gia bằng hình thức ngụy tạo thua lỗ của các tập đoàn: Vinashin, Vinaline, Tổng công ty xăng dầu....hằng trăm tỷ dollars.!!!! Vì vậy, việc làm từ thiện của thầy có giúp gì được cho hiện tình đời sống nhân dân VN không...?????
     Thầy là người trí thức, hãy so sánh với Miến Điện, gần đây nhà lãnh đạo đương thời từ bỏ quyền lực độc tài quân phiệt, là bởi vì họ đã nhận thức được nhân dân của họ đã chịu đựng những đói khổ và mất quyền làm người....
** Mười ba năm đó, bọn lãnh đạo đảng CSVN có nhà cao cửa rộng, có kẻ hầu người hạ, có vợ bé vợ nhỏ rồi sanh ra những đứa con vô thừa nhận để gởi vào Viện Mồ Côi cho thầy làm từ thiện!!!!
** Mười ba năm đó, hằng năm thầy về Việt Nam, mang theo cái Tâm nhỏ hẹp, thiếu vị tha, lại vừa ích kỹ, kém đạo đức; cái dục vọng của tà tâm thừa dịp đó xen vào. Làm mất hẵn cái lương tâm, xa vời Thượng Đế; thì lúc nầy cái hậu quả của nó thật xấu xa, không sao lường được. Hễ cái tà tâm mà thắng được cái lương tâm thì sanh ra ham muốn đủ điều. Từ đây, thầy đã có “Vợ bé”, một cô giáo dạy học ở Vũng Tàu..???  Đây có phải là thành quả từ thiện của thầy đó hả?..
     Thưa thầy Tỉnh!
     Trong bài viết trên DĐNGVNSA của thầy, có đoạn đề cập đến nghị viên tên Tùng là học trò cũ của thầy. Khi đọc đến những lời thầy dùng tư cách cử tri ra để hăm dọa lá phiếu bầu cử, em thật thất vọng về hành động của thầy! Sự thất vọng đến nỗi em phải dùng từ ngữ “Đê tiện” để diển tả tư cách của thầy. Tại sao thầy lại phải hăm dọa đến đứa học trò của mình chứ? Thầy là người ích kỹ, cá nhân, hẹp hòi, không khiêm nhượng để nhận lỗi của mình.
     Thư đã khá dài, em xin dừng lại nơi đây! Những lời tâm tình của em đôi lúc vượt quá biên giới “thầy trò”, em kính xin tạ lỗi với thầy. Một lần nữa, em cầu chúc cho gia đình thầy một năm mới an vui và thịnh vượng
.
    Phước Tỉnh ngày 19/2/2013
     Nguyễn Thế Truyền
     Cựu học sinh lớp 7